Làn da là một phần cực kỳ quan trọng của cơ thể, có độ che phủ đến 2,2m và năng gần bằng 1/6 cơ thể. Nó có thể phản ánh được sức khỏe và sắc đẹp của bạn. Làn da đẹp không chỉ là yếu tố di truyền mà còn do quá trình chăm sóc thường ngày. Để sở hữu được làn da đẹp như ý bạn cần tìm hiểu sơ lược về cấu tạo da và cách phân biệt loại da để có chế độ chăm sóc hợp lý.

Cấu trúc da

Làn da có cấu tạo gồm 3 phần chính. Mỗi phần có những chắc năng và cấu tạo riêng, liên kết chặt chẽ góp phần tạo nên vẻ đẹp của da.

  • Biểu bì
  • Nội biểu bì
  • Mô dưới da

cau-tao-va-chuc-nang-cua-da1

1. Biểu bì

Như là lớp da ở phía ngoài cùng mà chúng ta có thể nhìn và chạm vào được, lớp biểu bì bảo vệ chúng ta tránh khỏi các độc tố, vi khuẩn là tránh mất các chất lỏng cần thiết. Nó bao gồm 5 lớp tế bào. Các tế bào được sản sinh ở lớp trong cùng, di chuyển đến bề mặt da. Từ đó, chúng phát triển và trải qua nhiều sự thay đổi. Đây chính là quá trình được biết như là quá trình sừng hóa (hay sự hình thành sừng ở biểu bì), khiến mỗi lớp của tầng biểu bì trở nên khác biệt.

Lớp biểu bì có khả năng tái sinh nên khi ta bị thương ở phần này sẽ không để lại sẹo.

cau-tao-va-chuc-nang-cua-da2

Lớp sừng (stratum corneum): Là lớp ngoài cùng của da giúp bảo vệ da với môi trường bên ngoài. Gồm những tế bào đã chết thường bị phân hủy thành những hạt bụi rất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được.

Lớp sừng rất mỏng nên chỉ bảo vệ da ở mức tương đối. Theo chu kỳ từ 10 – 30 ngày lớp sừng bị thoái hóa và già đi gọi trở thành lớp tế bào chết.

Do đó trong quá trình chăm sóc da cần tẩy tế bào chết đều đặn loại bỏ lớp tế bào già cỗi để da tái tạo tế bào mới nhanh hơn, làm sạch lỗ chân lông, giảm đốm nâu và giúp mỹ phẩm thấm sâu hơn.

Để tẩy tế bào chết hiệu quả bạn nên xem các bài viết

Lớp sáng (stratum lucidium): gồm những tế bào không nhân có màu sáng. Các tế bào bị ép nhẹ, trở nên bằng phẳng và không thể phân biệt được.

Lớp hạt (stratum granulosum):  Quá trình sừng hóa bắt đầu- các tế bào sản sinh ra các hạt nhỏ và các hạt này di chuyển lên trên, biến đổi thành chất sừng và các lipid biểu bì.

Lớp gai (stratum spinosum): Là lớp dày nhất gồm các tế bào nằm chồng lên nhau và liên kết với nhau một cách chặt chẽ bởi cầu nối hóa học nên gọi là lớp Malpigi

Lớp tế bào đáy (stratum basale): Có một lớp duy nhất nhưng rất đặc biệt vì có khả năng sản sinh ra các lớp trên (khả năng tái tạo da mới) khi bị chấn thương, trầy xước nhẹ lớp ngoài da sẽ không để lại sẹo. Nằm trong tế bào đáy có chứa các hạt melanin quyết định màu da của mỗi người.

Người da đen, da trắng hay da vàng thì tế bào sắc tố đều giống nhau. Nhưng màu da, màu mắt, màu tóc của mỗi người khác nhau là do số lượng và kích thước các hạt sắc tố.

Các tế bào ở lớp sừng thì được gắn kết với nhau bởi các lipid biểu bì. Những lipid này thì rất quan trọng để tạo nên một làn da khỏe mạnh: chúng tạo nên hàng rào bảo vệ và giữ được độ ẩm cho da. Khi các lipid bị mất đi, da trở nên khô hơn và cảm giác bị căng và sần sùi. Biểu bì được bao phủ bởi chất nhũ tương gồm nước và lipid (chất béo) được biết như các màng hydrolipid. Lớp màng này giúp duy trì sự tiết mồ hôi và bã nhờn, giúp làn da được mềm hơn và hoạt động giống như hàng rào chống lại vi khuẩn và nấm.

Bao phủ hầu hết các phần của cơ thể nhưng biểu bì chỉ có độ dày khoảng 0.1mm, vùng biểu bì chung quanh mắt mỏng hơn (0.05mm) và dưới bàn chân thì dày hơn (1-5mm).

2. Lớp nội biểu bì (hạ bì)

– Gồm những bó sợi, sợi keo (Elastin), sợi lưới và sợi đàn hồi (collagen). Khi còn trẻ những bó sợi này liên kết chặt chẽ và ở dạng thẳng đứng nên da săn chắc. Cứ mỗi năm có 1% collagen bị mất đi. Càng lớn tuổi da càng mất độ đàn hồi, da sẽ nhăn và lão hóa.

– Những ống huyết quản dẫn máu nuôi da

– Vi thể xúc giác làm da trở thành một cơ quan đầy cảm giác.

– Tuyến mồ hôi tiết ra dưới da và dưới lỗ chân lông.

– Tuyến tiết ra chất nhờn gọi là bì chi tuyến (tuyến dầu). Tuyến này quyết định đến loại da của bạn

Để phân biệt loại da bạn tham khảo bài viết Cách phân biệt loại da chính xác.

Bì chi tuyến của mỗi người hoạt động khác nhau dựa vào các yếu tố: di truyền, ăn uống, nghỉ ngơi, khí hậu và tâm sinh lý.

Lớp nội biểu bì không có khả  năng tái sinh nên khi ta bị thương thường để lại sẹo.

3. Lớp mô dưới da (mỡ dưới da)

Lớp da ở phía trong cùng là nơi tạo ra năng lượng của cơ thể, đồng thời hoạt động như một tấm đệm và cách nhiệt cho cơ thể . Chúng bao gồm:

Các tế bào mỡ: gắn kết lại với nhau thành nhóm như  một lớp đệm.

Các mạch máu. Số lượng các tế bào chất béo ở mô dưới da thì khác nhau ở các vùng trên cơ thể . Hơn  nữa, sự tạo thành các tế bào này cũng khác nhau giữa nam và nữ,cũng như cấu trúc của các bộ phận khác của da. Làn da thay đổi xuyên suốt cuộc đời của mỗi người.

Chức năng của da

Bảo vệ da khỏi tác động bên ngoài môi trường: Như là lớp ngoài cùng của da, lớp sừng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi môi trường và hạn chế sự mất nước của biểu bì. Chúng có chứa các nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên (NMFs)- bắt nguồn từ tuyến bã nhờn của lớp sừng bao gồm lactic và ure. Những chất này gắn kết với nước và giúp duy trì được sự đàn hồi, sự vững chắc và mềm mại của da. Nếu các nhân tố này bị suy yếu, da sẽ mất đi độ ẩm. Khi độ ẩm của lớp sừng xuống còn  từ 8- 10%, da trở nên khô, sần sùi và có xu hướng bị nứt nẻ. Khi da tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời, sự sản sinh sắc tố ở lớp đáy tăng lên, da trở nên dày hơn để tự bảo vệ và chứng tăng sắc tố da có thể xảy ra. Các tế bào mở ở mô dưới da cũng giúp cô lập cơ thể khỏi nhiệt độ nóng và lạnh.

cau-tao-va-chuc-nang-cua-da3

Áp lực, dòng chảy và sự mài mòn: Một lần nữa, các lớp biểu bì tạo thành lớp đầu tiên để bảo vệ. Các tế bào mỡ ở mô dưới da cung cấp lớp đệm hoạt động như thiết bị giảm va chạm, bảo vệ các mô cơ và các sợi mô bao quanh cơ ở phía dưới.

Khi da tiếp xúc với các nhân tố bên ngoài, sẽ làm cho lớp sừng dày lên, ví dụ khi các vết chai ở tay hay chân sẽ càng dày lên khi bị cọ xát nhiều.

Các vật chất hóa học: khả năng đệm của màng hydrolipid và axit bảo vệ giúp bảo về cơ thể khỏi các chất hóa học có tính kiềm gây hại.

Vi khuẩn và vi rút: lớp sừng của biểu bì và các axit bảo vệ chống lại các loại vi khuẩn và nấm. Nếu có tác nhân nào đó vượt qua được rào cản đầu tiên thì hệ thống miễn dịch của da sẽ phản ứng lại.

Là cơ quan đa nhiệm vụ lớn nhất, nên da đóng nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta:

Điều chỉnh nhiệt độ: Da đổ mồ hôi giúp làm mát cơ thể và thu nhỏ lại hệ thống các mạch máu ở hạ bì để giữ nhiệt.

Kiểm soát cảm xúc: Đầu các dây thần kinh ở da khiến da nhạy cảm với áp lực, chấn động, va chạm, nỗi đau và nhiệt độ .

Sự tái tạo: da có khả năng phục hồi các vết thương

Cung cấp dinh dưỡng: các tế bào chất béo ở mô dưới da cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng. Khi cơ thể cần, những chất này sẽ được di chuyển đến các mạch máu và đưa đến nơi cần thiết.

Da cũng đóng một vai trò quan trọng về tâm lý: Là chỉ số dễ thấy nhất của sức khỏe, tình trạng da của chúng ta ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm thấy về bản thân mình và cách người khác cảm nhận chúng ta ra sao. Khi làn da khỏe mạnh và không có bất kì vấn đề gì, nó có thể làm mọi chuyện tốt hơn và chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.

Hãy chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin bài viết hữu ích hoặc đóng góp ý kiến của bạn về bài viết nhé.